Làm khóa điện tử dùng tranzitor
Bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn chưa biết nhiều về các ứng dụng của linh kiện điện tử đó là sử dụng tranzitor với chức năng khóa điện tử.
Như chúng ta đã biết qua trong tài liệu điện tử cơ bản là tranzitor có đặc tính khuếch đại, như vậy ở bài viết này ta sẽ xét Trans hoạt động ở chế độ bão hòa tức làm việc hết công suất
Để hình dung rõ hơn mình đã chuẩn bị sẵn một mạch điện để ta phân tích hoạt động thực tế (ko lý thuyết dài dòng @@)
Ở hình vẽ trên ta sử dụng Trans NPN để kích dòng cho Role đóng tiếp điểm thường mở, nguyên lý hoạt động như sau:
- Khi "Tin hieu" đưa vào là mức 0 (Tức =0V) thì Q1 không dẫn do không có dòng IBE >> Role không làm việc.
- Khi "Tin hieu" đưa vào là mức 1 (Tức =5V) thì sẽ qua R1 hạn dòng, phân áp qua R3 làm cho Q1 dẫn thông lúc này ta có dòng Ice là dòng điện chạy qua cuộn dây >> Q1 >> Mát, Role đóng tiếp điểm thường mở (ĐK thiết bị nào đó).
- Diot D1 trong mạch có tác dụng chống lại dòng điện cảm ứng do cuộn đây sinh ra làm hỏng tranzitor.
Mục đích của R1 là tạo dòng vào cực B của trans tới ngưỡng bão hòa để trans hoạt động như 1 chiếc khóa có điều kiện.
Lưu ý dòng vào của Tin hiệu là rất nhỏ không thể chạy thẳng Role được nên ta mới sử dụng tranzito để kích dòng cho role.
Nhờ có linh kiện này mà ta có thể nghĩ ra được rất nhiều ý tưởng với nó ngoài kích dòng cho role như: Kích dòng cho LED (led quảng cáo, LED 7 thanh, LED Matrix...) đảm bảo sáng rõ nét, đóng-cắt đường tín hiệu, đảo chiều động cơ DC với mạch cầu H (sẽ nói sau)...
**Trong thực tế các sản phẩm dự thi sáng tạo của mình đều sử dụng rất nhiều mạch này, có cả biến thể của nó nhất là việc thay thế role nhằm giảm chi phí mà vẫn điều khiển được đường tín hiệu chuyển mạch một cách tự động, không còn tiếng kêu lạch cạch của tiếp điểm Role nữa.
Bài viết sửa lúc 01-06-2013, 07:15 bởi Vũ Văn Thái